Lá thìa canh trị bệnh gì? Dùng như thế nào hiệu quả nhất?

Dây thìa canh được coi là “dược liệu vàng” dành người bệnh tiểu đường và bộ phận được sử dụng nhiều nhất để bào chế hỗ trợ điều trị là thân và lá cây. Tuy nhiên, một số người mới nghe nói đến dây thìa canh thường đặt ra câu hỏi:: Lá thìa canh trị bệnh gì? dùng như thế nào hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi làm rõ các ý của câu hỏi trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Lá dây thìa canh là gì? Có những loại nào?

dây thìa canh là một bộ phận của dây thìa canh có đặc điểm chung là thuộc nhóm lá mũi nhọn, thân lá dài khoảng 6-7cm và rộng tới 2.5-5cm tùy theo các giống cây khác nhau. Mặt trái của tấm lá có nhiều đường gân phụ khoảng 4-6 cặp rẽ xuống. Gân có thể thấy rõ ở mặt dưới và nhăn lại lúc lá bị khô. Cuống lá dài khoảng 5 – 8 mm. Lá có lớp lông tơ mềm ở 2 mặt, hình dáng bầu dục rủ xuống như chiếc thìa, đồng thời là thân leo nên cây thường được gọi là dây thìa canh. 

Lá dây thìa canh là gì? Có những loại nào?

Hiện nay, dây thìa canh gồm 2 loại: Dây thìa canh lá to và dây thìa canh lá nhỏ. 

Dây thìa canh lá to có hình dáng lá lớn gấp 5 lần so với dây thìa canh lá nhỏ với lớp lông mỏng màu hơi ngả vàng, nhựa cây màu vàng đậm. Còn dây thìa canh lá nhỏ có hình lá dẹt, dài hơn với nhựa màu trắng ngà. 

Đặc biệt, dây thìa canh lá to chứa hoạt tính gấp đôi so với dây thìa canh lá nhỏ nên sở hữu ưu điểm vượt trội hơn cả. Hơn thế, khi nhai cả 2 loại lá cây tươi thì dây thìa canh lá to có có khả năng làm mất vị ngọt lâu hơn và dược tính tốt hơn. 

Lá thìa canh trị bệnh gì? 

Lá thìa canh trị bệnh gì? có hiệu quả không? Câu hỏi không ít người chưa biết đến loại thảo mộc này luôn đưa ra. 

Được biết, lá dây thìa canh là thành phần chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các chế phẩm dây thìa canh đang được bày bán trên thị trường. Dù là dây thìa canh tươi, dây thìa canh khô hay cao dây thìa canh thì lá cây luôn chiếm phần lớn khi được đóng gói. Nguyên nhân là vì trong lá dây thìa canh chứa các hoạt chất: GS4 và peptide gumarin nhiều hơn so với phần còn lại. 

Lá thìa canh trị bệnh gì? 

Lá dây thìa dùng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhờ hoạt chất GS4 tác động tới 4 quá trình: 

  • Kích thích sản sinh tế bào beta tuyến tụy, giúp tăng tiết insulin. 
  • Ngăn ngừa sự hấp thụ đường ở ruột.
  • Tăng khả năng sử dụng đường ở mô và cơ.
  • Giảm cholesterol xấu, giảm lipid trong máu và trong gan.

Qua đó, giúp hạ và ổn định đường huyết, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. 

Ngoài ra, hoạt tính peptide gumarin trong lá dây thìa canh có khả năng làm mất cảm giác ngọt ở lưỡi khi nhai lá tươi. Điều này làm mất cảm giác thèm ngọt ở người bệnh tiểu đường và người muốn giảm cân. Việc giảm tiêu thụ thực phẩm ngọt sẽ có lợi cho cơ thể của nhóm đối tượng này. 

Cách dùng dây thìa canh hiệu quả nhất

Hiện nay, thảo mộc dây thìa canh được điều chế dưới nhiều dạng thành phẩm khác nhau, tương ứng với các cách dùng phù hợp nhất. 

Nhai lá cây tươi: đây là phương pháp trực tiếp đồng thời cũng là cách để nhận biết dây thìa canh chuẩn, không bị lẫn với các giống cây khác. Khi nhai lá tươi cần phải rửa sạch lá và mỗi ngày chỉ nên nhai khoảng 100 – 250 gram lá để có kết quả tốt nhất. 

Dây thìa canh khô: có thể dùng dây thìa canh khô phơi sấy sạch sẽ, không bị nấm mốc, sắc lấy nước uống hàng ngày. Tuy nhiên, cần bảo quản và dùng trong thời gian nhất định để tránh mối mọt, hư hại. 

Cách dùng dây thìa canh hiệu quả nhất

Trà túi lọc dây thìa canh: Một chế phẩm “thân thiện” được bào chế từ dây thìa canh. Trà túi lọc có định lượng sẵn rất tiện dụng. Vì thế, người bệnh chế nước pha uống như trà hàng ngày sẽ hỗ trợ hạ đường huyết hiệu quả. 

Cao dây thìa canh: là chế phẩm được tinh chế nhằm giúp người bệnh dễ hấp thụ, vô cùng tiện dụng. 

Viên nang dây thìa canh: là chế phẩm được điều chế phức tạp nhưng lại tiện lợi nhất cho người dùng. Uống viên nang cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. 

Cho dù dùng chế phẩm ở dạng nào thì cần thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều lượng cũng như đạt được hiệu sử dụng quả tốt nhất. Thông thường, thời điểm tối ưu để dùng dây thìa canh là sau ăn 20 phút. 

Cần đặc biệt lưu ý, chọn mua sản phẩm nên xem xét các tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu, nhất định phải chọn dây thìa canh sạch, chuẩn hóa nhằm đảm bảo hàm lượng dược tính cao nhất. 

Tác dụng của dây thìa canh đối với bệnh tiểu đường là rất lớn. Không chỉ là phần lá cây mà tất cả các bộ phận khác của cây đều có thể dùng để điều chế nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Nội dung bài viết phần nào trả lời cho câu hỏi: “Lá thìa canh trị bệnh gì? Dùng như thế nào hiệu quả?” Hi vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về thảo mộc dây thìa canh và có cách dùng phù hợp nhất. 

Rate this post