Uống nhiều dây thìa canh có tốt không?

Dây thìa canh là một loại thảo mộc quý có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả. Vì thế, dược liệu này luôn được khuyên dùng trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bởi các chuyên gia và bác sĩ. Tuy nhiên, việc sử dụng dây thìa canh cần có lưu ý nhất định. Theo đó, một số câu hỏi được quan tâm nhiều nhất hiện nay là: “uống nhiều dây thìa canh có tốt không? Liều lượng bao nhiêu là hợp lý”? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu thảo dược dây thìa canh

Từ hàng nghìn năm trước, dây thìa canh (có tên khoa học là Gymnema sylvestre) đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh” nước tiểu ngọt như mật” ở Ấn Độ và Trung Quốc, ngày nay chính là căn bệnh tiểu đường rất phổ biến tại Việt Nam. Loại cây này mọc hoang ở các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt, đặc biệt nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.  

Uống nhiều dây thìa canh có tốt không?

Tại Việt Nam, cây sinh trưởng ở khu vực Bắc và Bắc Trung Bộ từ Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Bắc, Ninh Bình tới Thanh Hoá. Đặc điểm thực vật của cây rất khó nhận biết bởi có tới gần 3000 giống cây có hình dáng giống dây thìa canh. 

Thảo mộc dây thìa canh thuộc họ thân leo, dài khoảng 6-10m, có nhựa mủ màu trắng, lá hình bầu dục, thon dài, hoa màu vàng, mọc chùm dưới nách. Các bộ phận thân, lá, hoa đều có thể dùng để điều chế thành dược liệu, tuy vậy, hoạt chất lại tập trung nhiều nhất ở lá và thân. 

Uống dây thìa canh có tác dụng gì?

Dây thìa canh chứa hoạt chất acid gymnemic, là hợp chất thuộc nhóm saponin triterpenoid có tác dụng bảo vệ tế bào beta tuyến tụy, hỗ trợ sản sinh insulin, đồng thời làm tăng hoạt lực của insulin nhằm điều hòa đường huyết trong cơ thể. Bên cạnh đó, acid gymnemic thực hiện nhiệm vụ ức chế hấp thụ đường ở ruột vào máu, kích thích enzyme sử dụng đường tại các mô cơ khiến cho lượng đường huyết giảm tương đối. Nhờ có những tác dụng này mà dây thìa canh dùng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường cả tuýp 1 và tuýp 2.

Ngoài hoạt chất acid gymnemic, dây thìa canh còn chứa hoạt chất peptide gumarin có khả năng tác động trực tiếp vào vùng dưới đồi của lưỡi làm mất cảm giác ngọt và đắng khi người bệnh nhai lá cây tươi. Qua đó, giảm cảm giác thèm ăn, thèm ngọt ở người béo phì và những người cần giảm cân.

 Dây thìa canh còn được cho là có thể ngăn chặn sự hấp thu lipid và cholesterol, từ đó, giảm mỡ máu đồng thời bảo vệ tim mạch hiệu quả. 

Uống dây thìa canh có tốt không và có tác dụng gì?

Uống nhiều dây thìa canh có tốt không?

Nhận thấy số lượng người Việt dùng thảo mộc để hỗ trợ trong điều trị bệnh mãn tính khá nhiều. Bệnh nhân tiểu đường cũng không ngoại lệ, việc tìm ra thân leo dây thìa canh có khả năng hạ đường huyết thực sự mang lại “điểm sáng” cho họ. 

Tuy có tác dụng tốt nhưng dây thìa canh không thể thay thế thuốc điều trị và việc sử dụng cần có liều lượng nhất định. Mặc dù vậy, vẫn có người đặt ra câu hỏi: “Uống nhiều dây thìa canh có tốt không”? “Liều lượng như thế nào hợp lý”?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu dùng dây thìa canh quá nhiều dễ dẫn đến các tác dụng phụ như: hạ đường huyết đột ngột hoặc quá mức, gây chóng mặt buồn nôn, thậm chí là ngất xỉu, đặc biệt nguy hiểm đối với người đang tiêm insulin hoặc sử dụng thuốc hạ đường huyết. 

Uống nhiều dây thìa canh có tốt không

Thực tế liều lượng sử dụng dây thìa canh không được quy định cụ thể mà phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người và ý kiến của bác sĩ đang theo dõi, điều trị cho người bệnh. 

Do đó, khi cần dùng dây thìa canh thì chúng ta không tự ý sử dụng khi chưa tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ. Đặc biệt là các đối tượng như: người bị tiểu đường, phụ nữ mang thai và những người đang mắc các căn bệnh khác. 

Có thể thấy nội dung bài viết đã phần nào trả lời được câu hỏi: ”Uống nhiều dây thìa canh có tốt không”? Không phủ nhận dây thìa canh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy vậy, giống như bất kỳ loại thảo dược nào khác, việc dùng dây thìa canh đúng cách, đúng liều là một phần quan trọng trong chế độ chăm sóc và tăng cường khả năng điều trị bệnh hiệu quả.

Rate this post