Tác dụng phụ của dây thìa canh là gì? Liệu loại thảo mộc này có tác dụng phụ nào nghiêm trọng không? Đây là những câu hỏi mà người dùng thường xuyên đặt ra khi họ mua sản phẩm dây thìa canh để điều trị bệnh tiểu đường. Vậy thực hư câu chuyện tác dụng phụ khi uống dây thìa canh như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung bài viết sau nhé!
Dây thìa canh trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Theo nhiều tài liệu y khoa, khi người bệnh tiểu đường dùng dây thìa canh, phản ứng đầu tiên của cơ thể là bị mất cảm giác với vị ngọt và việc mất đi hứng thú với đồ ngọt sẽ đem lại kết quả tích cực trong điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, các hoạt chất trong dây thìa canh sẽ tương tác và ngăn chặn việc hấp thụ đường từ ruột, đồng thời thúc đẩy sản sinh insulin tuyến tụy, tác động lên chuyển hóa lipid, giúp đào thải cholesterol máu, hạ mỡ máu an toàn.
Tất cả những công dụng trên đều cho thấy tính hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của dây thìa canh.
Sự thật về tác dụng phụ khi uống dây thìa canh và 4 lưu ý quan trọng
Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng uống dây thìa canh sẽ xảy ra ngay tác dụng phụ, trừ các trường hợp như dùng không đúng cách, sai liều lượng hoặc sử dụng sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
Do vậy, nhằm tránh trường hợp xảy ra các tác dụng phụ khi uống dây thìa canh, 4 lưu ý quan trọng dưới đây giúp người bệnh nhận biết và phòng ngừa hiệu quả.
Lưu ý 1: Chọn dây thìa canh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Dây thìa canh hiện được bày bán tràn lan trên thị trường, đa số không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng không được kiểm soát. Loại thảo dược đa công dụng này thường bị làm giả, nhất là chế phẩm dây thìa canh khô đã phơi sấy, có thể bị trộn lẫn với các loại thân leo có hình dáng tương tự. Hơn thế, còn xuất hiện loại dây thìa canh trồng tự phát không theo tiêu chuẩn kỹ thuật nên dược tính của cây không được đảm bảo, không những không hỗ trợ điều trị bệnh mà còn còn gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do vậy, khi chọn dây thìa canh cần kiểm tra kỹ và mua từ các đơn vị uy tín có thương hiệu trên thị trường.
Lưu ý 2: Không dùng dây thìa canh sai cách
Có rất nhiều người sử dụng dây thìa canh sai cách. Chẳng hạn như uống thêm dây thìa canh trong khi đang dùng các loại thuốc khác mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc, hay như dùng dây thìa canh không có liều lượng song song với thuốc điều trị tiểu đường làm cho đường huyết giảm đột ngột, gây nguy hiểm tới tính mạng.
Bên cạnh đó, khi người bệnh đang uống thuốc aspirin thì không dùng dây thìa canh vì nó làm tăng khả năng hạ đường huyết và biến đổi không mong muốn từ cơ thể.
Lưu ý 3: Phụ nữ mang thai không tự ý dùng dây thìa canh
Mặc dù dây thìa canh có nhiều công dụng tuyệt vời nhưng chưa có nghiên cứu nào khẳng định dược tính dây thìa canh an toàn cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, bà bầu không tự ý dùng dây thìa canh, đặc biệt cần thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng sản phẩm để điều trị bệnh.
Lưu ý 4: Liều lượng và thời điểm sử dụng dây thìa canh
Người bệnh đang dùng dây thìa canh cần chú ý đến liều lượng sử dụng vì dùng quá liều cơ thể sẽ xảy ra tình trạng như: Hoa mắt, chóng mặt, váng đầu, đầy hơi, chướng bụng,… Sau ăn 20 phút là thời điểm hợp lý để uống dây thìa canh, vì lúc này cơ thể đã tiêu hao một lượng đường lớn, nếu uống dây thìa canh sẽ không xảy ra hiện tượng đường trong máu tăng đột ngột.
Trên đây là một số lưu ý về tác dụng phụ khi uống dây thìa canh. Tuy nhiên, dù dây thìa canh thực sự đem đến những công dụng tuyệt vời như vậy thì người dùng vẫn phải tham khảo ý kiến của chuyên gia và bác sĩ. Mỗi người có cơ địa và tình trạng bệnh khác nhau, việc dùng dây thìa canh liều lượng cũng phải khác nhau. Do đó, không thể tùy ý dùng sản phẩm. Mặt khác, mua sản phẩm chất lượng tại các đơn vị uy tín sẽ giúp người bệnh tránh tình trạng tiền mất tật mang, đồng thời đem đến hiệu quả điều trị bệnh tích cực hơn.