Dây thìa canh vốn là một loại thảo dược chứa hoạt chất giúp ổn định và làm giảm đường huyết hiệu quả ở người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không thể khẳng định dây thìa canh chữa được bệnh tiểu đường vì thân leo này không phải là thuốc điều trị. Sự thật là dây thìa canh sẽ phát huy hết công dụng của nó chỉ khi được kết hợp cùng với các phương pháp điều trị Tây y hiện đại.
Đặc điểm thực vật dây thìa canh
Dây thìa canh tên khoa học là Gymnema sylvestre, tên tiếng việt gọi là Lõa ti hay Dây Muôi. Dây thìa canh được phát hiện có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh “Nước tiểu ngọt như mật” ở Ấn Độ từ hơn 2000 năm trước. Ngày nay còn gọi là bệnh đái tháo đường.
Hình dáng cây thân leo, lóng dài và lá phiến bầu dục, nhựa bên trong dạng mủ màu vàng. Hoa nhỏ, cũng màu vàng. Toàn bộ cây đều chứa dược tính, nhưng tập trung nhiều nhất ở lá và cành bánh tẻ.
Trước đó, cây phân bố tự nhiên ở miền Bắc và Bắc trung bộ Việt Nam từ Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Bắc, Ninh Bình tới Thanh Hoá. Sau được quy hoạch trồng bài bản ở tỉnh Thái Nguyên và Nam Định. Người ta thu hoạch hết các bộ phận của cây quanh năm để làm ra các chế phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiện nay.
Thực hư câu chuyện dây thìa canh chữa được bệnh tiểu đường
Mặc dù dây thìa canh đã gây tiếng vang lớn qua công trình nghiên cứu PGS.TS Trần Văn Ơn – Giảng viên cao cấp Bộ môn Thực vật, Trường đại học Dược Hà Nội về tính dược trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhưng khẳng định rằng dây thìa canh không thể chữa khỏi được bệnh tiểu đường.
Lý do thứ nhất: Vì tiểu đường là căn bệnh mãn tính, không có bất kỳ loại thuốc nào chữa khỏi và người bệnh phải dùng thuốc suốt đời để duy trì lượng đường huyết ở mức cân bằng như người bình thường.
Lý do thứ 2: Vì dây thìa canh không phải là thuốc đặc trị theo đơn của bác sĩ. Đây là loại thảo dược đông y được khuyên dùng nhằm tăng hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường.
Cụ thể, việc kết hợp dây thìa canh cùng với thuốc Tây sẽ giúp đường huyết hạ về ngưỡng an toàn nhanh hơn, đặc biệt giảm hầu hết các nguy cơ biến chứng. Bên cạnh đó, việc dùng dây thìa canh kết hợp cùng tây y sẽ làm giảm liều dùng thuốc tây. Qua đó, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây ảnh hưởng đến gan và thận khi điều trị.
Theo PGS, TS Đoàn Văn Đệ – nguyên chủ nhiệm bộ môn tim- thận-khớp và nội tiết, Bệnh viện 103- Học viện Quân y cho biết :“Khi sử dụng sản phẩm đông y kết hợp với thuốc tây một cách hợp lý, kiên trì thì chỉ số đường huyết của người bệnh có thể giảm thêm được 30%. Đây là con số không hề nhỏ với bệnh nhân tiểu đường”.
Thực tế, việc điều trị bệnh tiểu đường không chỉ có dùng thuốc đông y hay tây y mà nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm: Chế độ dinh dưỡng; luyện tập; đồng thời dùng thuốc đông y kết hợp tây y thì chỉ số đường huyết và mỡ máu luôn ở ngưỡng an toàn, tránh các biến chứng nguy hiểm như: suy thận, đoạn chi, hôn mê, thấm chí là tử vong.
Vậy nên câu chuyện dây thìa canh chữa được bệnh tiểu đường ít nhiều sẽ có nhiều ý kiến trái chiều.
Công dụng của dây thìa canh
PGS.TS. Trần Văn Ơn đã chỉ ra tác dụng vượt trội của dây thìa canh, đặc biệt là dây thìa canh lá to trong việc hạ đường huyết nhờ cơ chế tác động của hoạt chất gymnemic acid:
- Kích thích sản sinh tế bào β tuyến tụy, tăng tiết insulin nhằm cân bằng lượng đường trong máu.
- Ổn định đường huyết, giảm chỉ số HbA1c.
- Giúp chuyển hóa lipid, tăng bài tiết cholesterol, LDL-c và triglycerid ra khỏi cơ thể.
- Giúp tác động lên tế bào vị giác của lưỡi làm mất cảm giác ngọt.
Cẩn trọng với dây thìa canh không rõ nguồn gốc
Vì dây thìa canh có những tác dụng tuyệt vời như vậy nên trên thị trường hiện nay, có nhiều đơn vị đã tạo ra những chế phẩm như: dây thìa canh tươi, khô, hay cao dây thìa canh,… bán tràn lan ngoài chợ. Điều đáng nói là có nhiều loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Qua đó, các chuyên gia khuyến cáo, người dùng cần thận trọng khi chọn mua sản phẩm dây thìa canh. Tốt nhất là nên chọn dây thìa canh sạch chuẩn hóa trồng theo tiêu chuẩn GACP- WHO. Với tiêu chuẩn này sẽ đảm bảo hàm lượng hoạt chất cao nhất, an toàn tuyệt đối cho việc sử dụng lâu dài.