Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính. Vì vậy cần sử dụng thuốc lâu dài. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc nhiều dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn. Nhiều bài báo trên internet nói về dây thìa canh như một “thần dược” chữa bệnh tiểu đường. Thực hư điều này ra sao? Cây thìa canh tại sao lại được dùng chữa tiểu đường và cách dùng cây thìa canh như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mạn tính. Do sự giảm sản xuất và tăng kháng insulin, dẫn đến tình trạng trăng đường huyết kéo dài.
Bệnh đường huyết thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Kể đến như suy thận, mù lòa, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
Người bệnh tiểu đường thường gặp phải một số tình trạng: sụt cân, tiểu nhiều sau khi mắc bệnh. Bệnh tiểu đường cũng có nhiều loại. Ngoài việc sử dụng thuốc, việc chăm sóc bệnh nhân sinh hoạt và ăn uống đúng cách cũng vô cùng quan trọng.
Ngoài việc sử dụng thuốc như chỉ định của bác sĩ, người bệnh thường sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ để giúp ổn định đường huyết và giảm thiểu những biến chứng nặng nề của bệnh cũng như tác dụng không muốn khi sử dụng thuốc.
**Đọc thêm: Dây thìa canh là gì? Nguồn gốc và công dụng dây thìa canh
Cây thìa canh là gì?
Cây thìa canh hay còn gọi là dây thìa canh, dây muôi, lõa ti rừng là một cây thân thảo thuộc chi Lõa ti (Gymnema) thuộc họ Apocynaceae.
Trước đây, cây được trồng nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia,…, mãi đến năm 2006 loại cây này được tìm thấy ở Việt Nam bởi Giáo sư Trần Văn Ơn – giảng viên đại học Dược Hà Nội.
Cây được trồng ở miền Bắc Việt Nam các tỉnh như: Nam Định, Thái Nguyên, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa.
Cây có lá thuôn dài hình bầu dục, mặt trên có lông mềm. Chiều cao của cây thường khoảng 6 – 10 mét. Phần thân cây có lớp nhựa mủ màu trắng và chia thành nhiều lóng, mỗi lóng dài khoảng 8 – 12cm.
Cây ra hoa quanh năm, hoa nhỏ, màu vàng. Quả của cây thìa canh khi chín sẽ tự rơi xuống đất và tách ra thành hình dạng giống chiếc thìa. Cũng vì thế mà cây có tên là thìa canh.
Dây thìa canh được phân thành hai loại là dây thìa canh lá nhỏ và dây thìa canh lá to. Trong đó, cây lá nhỏ có phần nhựa cây màu trắng hơi ngả vàng, có tác dụng làm mất vị ngọt trong một khoảng thời gian nhất định.
Còn cây lá to có diện tích là lớn gấp 5 lần lá nhỏ, nhựa cây màu vàng đậm, khả năng làm mất vị ngọt lâu hơn so với cây lá nhỏ.
Cây thìa canh có chữa được tiểu đường hay không?
Trong thành phần của cây thìa canh có hoạt chất Gymnema Sylvestre (GS4) chứa nhiều acid gymnemic và peptide Gurmarin hỗ trợ tối đa cho việc chữa bệnh tiểu đường. Trong đó, acid gymnemic có tác động chính đối với việc làm hạ đường huyết ở người tiểu đường:
Ngăn chặn quá trình hấp thu đường ở ruột, giảm lượng đường đi vào máu.
Làm tăng insulin máu: Acid gymnemic có khả năng kích thích sản sinh tế bào beta ở tuyến tụy – nơi thúc đẩy cơ thể tiết insulin từ đó tái thiết lập khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên của cơ thể.
Làm tăng hoạt lực của enzyme phân giải đường: Cản trở sinh glucose ở gan, tăng men sử dụng đường ở các mô và cơ,… giúp kiểm soát mức đường huyết của cơ thể ở ngưỡng an toàn
Giảm mỡ máu: Acid gymnemic thúc đẩy chuyển hóa lipid, kích thích bài tiết cholesterol khỏi cơ thể từ đó giảm nguy cơ mắc biến chứng về tim mạch, huyết áp cao, tai biến mạch máu não,…
Ngoài ra, peptide Gurmarin trong cây thìa canh có khả năng kết hợp với các vị giác receptor trên lưỡi khiến cho người sử dụng không còn cảm nhận được vị ngọt và vị đắng trong khoảng từ 15 – 30 phút. Điều này giúp giảm ham muốn ăn ngọt và uống rượu của người bệnh tiểu đường.
Từ những nghiên cứu khoa học trên, có thể kết luận rằng cây thìa canh có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường nhưng không phải là phương thuốc duy nhất và tuyệt đối.
Người bệnh cần kết hợp với các biện pháp khác như chế độ ăn uống hợp lý, vận động điều độ, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát hiệu quả căn bệnh này.
Cách dùng cây thìa canh chữa tiểu đường
Một số cách dùng cây thìa canh chữa tiểu đường theo dân gian mà bạn có thể áp dụng là:
Dùng cây thìa canh tươi làm nước uống:
- Lấy khoảng 100g lá cây rửa sạch bằng nước muối loãng trong khoảng 5 – 7 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Cho phần lá vào ấm hoặc bình giữ nhiệt. Thêm vào khoảng 100ml nước sôi để tráng qua rồi cho vào khoảng 1l nước sôi để uống hàng ngày.
Sắc lấy nước uống:
- Lấy khoảng 100g lá rửa sạch theo cách trên rồi cho vào nồi với khoảng 1.5l nước. Để sắc trong khoảng từ 15 -20 phút cho ra được khoảng từ 1 -1.2l dung dịch để uống trong ngày.
- Dùng bột khô hoặc viên nang chiết xuất từ cây thìa canh:
- Lấy khoảng 100g lá rửa sạch theo cách trên rồi phơi khô và nghiền thành bột mịn. Dùng khoảng 10g bột pha với nước sôi để uống mỗi ngày.
- Hoặc có thể mua các sản phẩm viên nang chiết xuất từ cây thìa canh có sẵn trên thị trường để dùng theo hướng dẫn.
Cây thìa canh là một loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường nhưng không phải là phương thuốc kỳ diệu. Người bệnh cần tuân thủ các cách dùng an toàn và hiệu quả của cây thìa canh, đồng thời kết hợp với các nguyên tắc dinh dưỡng, luyện tập thể dục, kiểm tra đường huyết thường xuyên và đi khám bác sĩ định kỳ để kiểm soát hiệu quả căn bệnh này.