Không thể phủ nhận dây thìa canh là loại thảo mộc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Loại cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ và được PGS.TS Trần Văn Ơn tìm thấy tại Việt Nam năm 2006. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng dây thìa canh cũng như đưa ra các tài liệu chứng minh ứng dụng của nó trong điều trị bệnh tiểu đường. Vậy thực hư câu chuyện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu sự thật nhé!
1. Tác dụng dây thìa canh trong hỗ trợ điều trị y khoa
Theo sử sách ghi lại, dây thìa canh đã được người Ấn Độ xưa sử dụng để điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Theo đó, loại dây leo này được ghi nhận là có tác dụng gián tiếp lên sự tiết insulin của tụy tạng, hạn chế thoái giáng Glicogen ở gan, làm giảm glucoza-niệu, làm mất vị ngọt của đường cùng các vị đắng của thuốc đắng trong một vài giờ. Nhờ vậy mà cây điều hòa lượng đường huyết hiệu quả.
Ngoài ra, dây thìa canh còn có thể làm giảm nồng độ LDL-cholesterol, triglicerid trong máu, tăng HDL-cholesterol nên lượng lipid máu toàn phần giảm, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu.
Trên nghiên cứu lâm sàng, cây có khả năng giảm huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp. Điều đáng chú ý là dây thìa canh không có tác dụng phụ.
Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tác dụng dây thìa canh còn tìm thấy ở các bộ phận như: Lá dây thìa canh dùng điều chế làm thuốc tiêu hoá và có thể tán thành bột chống độc khi bị rắn hoặc côn trùng cắn; ở Trung Quốc, người ta dùng cây bỏ rễ và quả làm thuốc trị phong thấp, viêm mạch máu, rắn độc cắn, trĩ và các vết thương do dao, đạn; diệt chấy rận.
2. Thực hư câu chuyện dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường tại Việt Nam
Từ những năm 1960, dây thìa canh được Ấn Độ nghiên cứu trên thực nghiệm về tác dụng hạ đường huyết. Thời điểm cuối năm 1990 và sau năm 2000, các nghiên cứu rầm rộ tại Nhật, Mỹ,… tập trung vào cơ chế tác dụng, khả năng giảm béo của loại thảo mộc này.
Tại Việt Nam, PGS.TS Trần Văn Ơn cùng cộng sự đã tiến hành nhiều nghiên cứu và tìm ra công dụng tuyệt vời của dây thìa canh.
Các đề tài nghiên cứu về dây thìa canh từ PGS.TS Trần Văn Ơn
Các đề tài nghiên cứu về dây thìa canh từ PGS.TS Trần Văn Ơn trải qua nhiều giai đoạn. Năm 2006–2010, PGS.TS Trần Văn Ơn cùng cộng sự đã thực hiện các công trình nghiên cứu cấp Bộ mang tên “Sàng lọc các dược liệu và bài thuốc có tác dụng điều trị đái tháo đường”.
Sau đó, ông và cộng sự thực hiện tiếp 2 đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Bộ và 1 dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Nghiên cứu các dược liệu và bài thuốc có tác dụng hạ đường huyết (2006-2012); Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Bộ (Bộ Y tế) “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường từ cây dây thìa canh lá to”; Dự án cấp Bộ “Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao chuấn hóa và sản xuất chế phẩm từ cây dây thìa canh hỗ trợ điều trị đái tháo đường” (2012-2018).
Kết quả thực nghiệm
Qua các nghiên cứu được công nhận, PGS.TS. Trần Văn Ơn cho biết, tác dụng dây thìa canh thể hiện rõ ràng ở các chỉ số đường huyết. Dây thìa canh chứa hoạt chất GS4, có thể tác động vào cả 4 quá trình ở người bệnh khi uống:
- Giảm quá trình hấp thụ đường ở thành ruột
- Tăng sản xuất và hoạt tính insulin
- Tăng men sử dụng đường ở mô, cơ
- Tăng bài tiết cholesterol qua đường phân, giảm cholesterol và triglycerid trong máu, hạ LDL-c, giảm lipid trong máu và gan.
Nhờ cơ chế tác động vào cả 4 quá trình trên, dây thìa canh giúp giảm và ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Tuy nhiên, phát hiện lớn nhất trong công trình nghiên cứu này chính là loại dây thìa canh lá to. PGS.TS. Trần Văn Ơn tiết lộ: “Dây thìa canh lá to có tác dụng giảm đường huyết tốt hơn dây thìa canh lá nhỏ. Nếu dây thìa canh lá nhỏ có mức độ giảm đường huyết là 23% thì dây thìa canh lá to lên tới 26%. Ngoài ra, thìa canh lá to còn giúp hạ mỡ máu, kháng khuẩn, làm mất cảm giác ngọt,..”
Không thể phủ nhận tác dụng dây thìa canh trong điều trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, các loại thảo dược không phải lúc nào cũng lành tính,nếu muốn sử dụng, bạn cần tìm hiểu và dùng đúng liều lượng theo khuyến cáo từ bác sĩ.