Hiện nay có rất nhiều đơn vị quy hoạch trồng dây thìa canh nhằm đem đến cho người dùng một chế phẩm tốt hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng tuân thủ những quy định nghiêm ngặt trong quá trình trồng trọt và thu hái nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Vậy cách trồng dây thìa canh như thế nào đạt chuẩn? Dưới đây là một số cách làm cụ thể, rõ ràng được nhiều đơn vị áp dụng.
Dây thìa canh chuẩn cần đạt những yếu tố nào?
Dây thìa canh chuẩn chất lượng được trồng và chăm sóc theo tiêu chí nhất định với các yếu tố như: thổ nhưỡng, khí hậu, từ quá trình trồng trọt tới thu hái, bảo quản, thường là theo tiêu chuẩn GACP – WHO (tiêu chuẩn trồng trọt và thu hái dược liệu tốt của Tổ chức Y tế Thế giới)
Về thổ nhưỡng và khí hậu: vùng đất canh tác có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của dây thìa canh nhằm giúp cây đạt được hoạt chất cao nhất. Khu vực này cần có tầng đất sâu và cao, tơi xốp, thoáng khí, khả năng thoát nước tốt, đạt độ PH từ 5- 6.5. Ngoài ra, cần có vùng đệm bao quanh, cách xa khu dân cư, khu công nghiệp đảm bảo đất không bị ô nhiễm sinh vật cũng như tạp chất kim loại nặng.
Về hạt giống: dây thìa canh có 2 loại là dây thìa canh lá nhỏ và dây thìa canh lá to. Theo nghiên cứu, dây thìa canh lá to chứa hoạt tính gấp 2 lần dây thìa canh lá nhỏ. Vì thế, hãy chọn hạt giống từ dây thìa canh lá to thế hệ F1, quả già cho hạt hình thận, rốn hạt hình chữ V, đã được xử lý nấm mốc với độ ẩm không quá 12%,… Cần thiết hơn nên có khu nhân giống riêng theo tiêu chuẩn kỹ thuật được quy ước về đặc điểm cây giống.
Về quá trình canh tác và bảo quản: không dùng thuốc trừ sâu để diệt cỏ, có thể loại trừ cỏ dại bằng tay. Hơn thế, dùng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) để quản lý sâu bệnh là một biện pháp hiệu quả. Cần thiết hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt không dùng các loại thuốc cấm và thuốc không rõ nguồn gốc. Tăng cường dùng các loài côn trùng thiên địch như: ruồi xanh, chim sâu, ếch, nhện chân dài, bọ rùa, kiến,… để diệt trừ rệp sáp, muội đen.
Bên cạnh đó, kiểm tra thường xuyên và ngắt bỏ phần bị sâu bệnh, tránh lây lan diện rộng. Mặt khác, nên thu hoạch đúng thời điểm để cây có được hoạt chất cao nhất đồng thời chiết xuất ngay khi thu hoạch mà không sử dụng chất bảo quản.
Tất cả những yêu cầu kỹ thuật trong cách trồng dây thìa canh phần nào tạo nên chế phẩm sạch theo tiêu chuẩn GACP, nâng cao hiệu suất trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Cách trồng dây thìa canh chuẩn kỹ thuật theo các bước
Bước 1: Chọn hạt giống phù hợp thì tiến hành ươm hạt ở nhiệt độ từ 20-35 (độ). Thường là ngâm nước ấm trong 12-24h.
Bước 2: Làm luống rộng 1-1,2m, cao khoảng từ 25-35cm. Đất san phẳng, làm sạch cỏ. Gieo đều hạt vào luống rồi phủ một lớp đất mịn khoảng 1cm.
Bước 3: Phủ rơm rạ lên mặt luống đồng thời tưới nước tạo độ ẩm hợp lý. Tưới nước ngày/2 lần trong mùa hè, còn bình thường tưới 1 lần/ngày. Sau khi cây giống đâm chồi, bầu cây cần đạt yêu cầu về chiều cao khoảng 17-20cm, có 13-15 lá, khỏe mạnh, không sâu bệnh.
Bước 4: Tiến hành trồng bầu cây ở khu vực được chọn. Trước khi trồng cần làm luống và giàn leo. Luống cao từ 30-35cm với chiều rộng phụ thuộc giàn leo, đất cày sâu, phơi ải để diệt sâu bệnh. Trước khi trồng thì dùng cuốc tạo thành các hố, vị trí cách rạch phân bón khoảng 10cm. Mỗi hố đặt một cây rồi lấp đất quanh bầu cây. Mật độ trồng là 1.100 cây/sào Bắc bộ.
Với luống làm bằng tre/nứa thì nên trồng 2 hàng/luống, hàng cách hàng khoảng 1m, và cây cách cây khoảng 30-40cm. Đối với luống làm bằng thép thì nên trồng 1 hàng/luống, cây cách cây 20cm.
Trên đây là một trong những cách trồng dây thìa canh đạt chuẩn kỹ thuật, đảm bảo chất lượng và hoạt tính cho các chế phẩm được chiết xuất từ dây thìa canh. Với công dụng tuyệt vời như vậy, dây thìa canh đã và đang trở thành sản phẩm không thể thiếu trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường được bác sĩ và chuyên gia khuyên dùng.