Hiện nay, dây thìa canh cùng các chế phẩm được bày bán tràn lan trên thị trường khiến người dùng khó phân biệt thật giả. Vì mục tiêu lợi nhuận mà một số người bán sẵn sàng trộn lẫn thêm các loại cây khác hay thu mua dây thìa canh không đảm bảo tính dược ở các khu trồng trọt tự phát. Vậy cách nhận biết dây thìa canh thật – giả như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm dây thìa canh và tính dược của cây
Về đặc điểm của cây: Dây thìa canh là dược liệu thân thảo, dạng lóng, dài thân khoảng 6-10m. Cây ra hoa màu vàng vào tháng 7, mọc dưới nách lá và kết trái trong tháng 8 hàng năm. Toàn bộ thân, lá, hoa và rễ dây thìa canh đều có thể sử dụng điều chế, tuy nhiên, tính dược tập trung chủ yếu ở lá và thân bánh tẻ.
Về tính dược: Dây thìa canh chứa hoạt chất GS4 (tên khoa học là Gymnema Sylvestre) hỗ trợ thúc đẩy sản sinh insulin ở tuyến tụy, làm tăng hoạt lực insulin, qua đó, làm cho đường huyết trong cơ thể cân bằng một cách tự nhiên, đồng thời giúp giảm chỉ số đường huyết đáng kể nhờ ngăn chặn sự hấp thu đường ở ruột. Do vậy mà giúp người bệnh có thêm một lựa chọn trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, hoạt chất peptide Gumarin trong dây thìa canh có thể tác động tới vùng đồi dưới của lưỡi, làm mất cảm nhận với vị ngọt, phù hợp cho cả đối tượng muốn giảm cân.
Cách nhận biết dây thìa canh thật – giả khi sử dụng
Rất khó để nhận biết dây thìa canh thật hay giả vì theo nghiên cứu có đến hơn 3000 giống cây có hình dáng tương tự như dây thìa canh. Hơn thế, khi điều chế dược liệu thành dạng sấy khô thì việc phân biệt bằng mắt thường còn khó hơn nữa.
Tuy nhiên, vẫn có cách nhận biết dây thìa canh chuẩn như sau:
Với dây thìa canh tươi: có thể thử bằng cách nhai 1 nắm lá nhỏ, sau khi nhai nếu thấy bị mất cảm nhận vị ngọt trong khoảng từ 2 – 4 giờ thì đây chính xác là dây thìa canh, không phải loại cây có hình dáng tương tự.
Với dây thìa canh khô: Tương tự như dây thìa canh tươi, nhai dây thìa canh khô cũng làm mất cảm giác với vị ngọt ở lưỡi. Ngoài ra, dấu hiệu nhận biết rõ nét hơn là nếu sản phẩm đạt chất lượng thì quá trình phơi sấy được đảm bảo, qua đó, có thể nhìn thấy chế phẩm giữ được màu xanh nguyên bản và ngửi được mùi hương của dược liệu, khi hãm trà uống nước có màu vàng nhạt, vị ngọt, thơm, tan trong miệng. Ngoài ra, chế phẩm không có hiện tượng mốc hay xuất hiện các đốm trắng hoặc ngả màu vàng li ti.
Bên cạnh đó, dây thìa canh khi được cắt nhỏ phơi khô đóng thành gói thì nên chọn loại có nhiều lá và phần thân bánh tẻ vì các bộ phận này chứa nhiều tính dược nhất.
Để kiểm tra chất lượng dây thìa canh không chỉ quan sát bên ngoài mà còn phải xem xét nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Chọn mua dây thìa canh được trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn GACP -WHO với hàm lượng dược chất cao tại địa chỉ uy tín, sẽ đạt hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh lâu dài.
Cảnh báo nguy cơ sử dụng dây thìa canh chất lượng kém
Nhiều người bệnh tiểu đường không biết rằng việc mua và sử dụng dây thìa canh bày bán tràn lan trên thị trường vô cùng nguy hiểm, vì các loại chế phẩm này hầu như chưa được kiểm chứng về thành phần và dược tính. Đa phần người bán thu mua dây thìa canh ở các vùng trồng tự phát, không tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật, dùng thuốc hóa học và bảo vệ thực vật,… không những không hỗ trợ điều trị mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.
Việc dùng sản phẩm kém chất lượng không liều lượng, không hiệu quả có thể khiến bệnh trở nặng hoặc gây ra những biến chứng không mong muốn, đồng thời, sẽ làm tăng chi phí cũng như kéo dài thời gian điều trị.
Tóm lại nếu muốn phân biệt và dùng dây thìa canh chuẩn thì ngoài cách nhận biết dây thìa canh bằng mắt thường còn phải chọn đúng đơn vị sản xuất dây thìa canh đạt tiêu chuẩn GACP -WHO. Bên canh đó, tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và cách dùng là điều cần thiết khi sử dụng dây thìa canh trong hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường.