Dùng dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường không còn xa lạ trong đông y hiện đại. Đây được coi là vị cứu tinh cho những người mắc căn bệnh mãn tính này. Tuy nhiên, chọn lựa và bảo quản dây thìa canh như thế nào để giữ được dược tính là điều đáng bàn khi mà trên thị trường tràn lan các sản phẩm cũng như chế phẩm từ dây thìa canh không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Dây thìa canh là gì?
Dây thìa canh là một loại dây leo, thân dài có nguồn gốc từ Ấn Độ, tên khoa học là gymnema sylvestre thuộc chi lõa ti gymnema, họ apocynaceae. Dây thìa canh được dùng để chữa bệnh “nước tiểu ngọt như mật” từ hàng nghìn năm trước, ngày nay chính là căn bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường).
Loài thực vật này hình dạng thân leo với chiều dài trung bình từ 6-10m, đường kính 3mm, có lá rũ xuống giống chiếc thìa. Hoa mọc thành chùm dưới nách lá, màu vàng. Quả của cây chín tách ra hình chiếc muôi. Do đặc điểm này mà một số vùng còn gọi dây thìa canh là dây muôi.
Cây sẽ ra hoa vào tháng 7 và kết trái trong tháng 8. Tất cả các bộ phận dây thìa canh đều có thể dùng để điều chế, tuy nhiên, tính dược tập trung nhiều nhất ở phần lá và thân bánh tẻ. Dây thìa canh thu hoạch được ở tất cả các thời điểm trong năm.
Tại sao dây thìa canh hỗ trợ điều trị được bệnh tiểu đường?
PGS.TS. Trần Văn Ơn – trưởng bộ môn Thực vật – Đại học Dược Hà Nội là người đã khám phá ra công dụng tuyệt vời của dây thìa canh trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Ông dày công nghiên cứu và chứng minh được dược tính của loại thảo mộc này có khả năng hạ đường huyết nhanh chóng, đồng thời duy trì trong khoảng từ 2-4h.
PGS.TS. Trần Văn Ơn chỉ ra rằng hoạt chất GS4 trong dây thìa canh gồm tổ hợp nhiều acid gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh tế bào beta tuyến tụy, qua đó, tăng tiết insulin, tăng hoạt lực của insulin, làm tái thiết lập trạng thái cân bằng đường huyết trong cơ thể.
Hơn thế, thành phần gymnemic còn tác động tới quá trình sản sinh cholesterol và chuyển hóa lipid, đào thải qua phân nhằm loại bỏ mỡ thừa, hỗ trợ giảm cholesterol máu và ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.
Bên cạnh đó, hoạt chất peptide gumarin được cho là có thể làm giảm khả năng cảm thụ ở lưỡi, tác động vào vùng đồi dưới của lưỡi làm mất đi phản ứng với vị ngọt.
Theo các nghiên cứu trên, người bệnh tiểu đường uống dây thìa canh, các hoạt chất sẽ tác động lên cả 4 quá trình bao gồm: giảm sự hấp thu đường ở ruột, tăng hoạt lực insulin, tăng việc dùng đường ở mô và bài tiết cholesterol xấu, hạ LDL-c, giảm lipid máu. Qua đó, vừa hạ vừa ổn định đường huyết, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường.
Chọn dây thìa canh như thế nào?
Hiện nay có nhiều tổ chức, cá nhân trồng và nhân giống dây thìa canh một cách tự phát. Và hầu hết, các hình thức trồng trọt tự phát thường không tuân theo quy trình kỹ thuật dẫn đến hàm lượng dược tính trong dây thìa canh không đạt yêu cầu.
Bên cạnh đó, nhiều người dùng thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực vật hay phân bón hóa học bón cho cây, đồng thời có quá trình thu hái và bảo quản không đảm bảo khiến chế phẩm bị nấm mốc, sâu mọt…không những không mang lại hiệu quả mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.
Qua đó, người dùng nên chọn dây thìa canh được trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn GACP -WHO tại các đơn vị uy tín, với hàm lượng dược chất cao và liều dùng phù hợp.
Cách bảo quản dây thìa canh không bị mất dược tính
Để bảo quản dây thìa canh trong thời gian dài, cách tốt nhất là nên phơi hoặc sấy khô, sau đó bỏ vào túi kín hoặc túi hút chân không, đồng thời để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào khiến dược tính của chế phẩm bị giảm. Chúng ta có thể lấy trước một phần dây thìa canh trong túi bỏ vào 1 hộp kín nhỏ hơn rồi dùng dần. Phần còn lại trong túi đóng gói và bảo quản cẩn thận.
Dây thìa canh được ví như “thần dược” trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Vì thế, để phát huy hết công dụng của sản phẩm dây thìa canh, cần thiết phải lưu ý về việc chọn mua và bảo quản dây thìa canh đúng cách, tránh làm mất đi tính dược của loại dược liệu quý này.