Dây thìa canh là loại thảo mộc quen thuộc trong giới y khoa, đặc biệt là đông y. Nằm trong công trình nghiên cứu cây dược liệu của PGS.TS. Trần Văn Ơn – trưởng bộ môn Thực vật – Đại học Dược Hà Nội, dây thìa canh từ giống cây hoang dã trở thành nguồn dược liệu quý hiếm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Dây thìa canh là cây gì?
Dây thìa canh tên khoa học là Gymnema sylvestre, còn gọi là Lõa ti hay Muôi. Xuất hiện đầu tiên ở vùng Trung Nam Ấn Độ, sau đó người ta tìm thấy ở Indonesia, Trung Quốc,… và một số vùng châu Á khác.
Tại Việt Nam, dây thìa canh được tìm thấy năm 2006 ở khu vực Bắc và Bắc trung bộ gồm các tỉnh như: Hà Bắc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Ninh Bình,… Hiện loại thảo mộc này đã quy hoạch trồng bài bản tạo thành khu dược liệu lớn ở tỉnh Thái Nguyên và Nam Định.
Dây thìa canh hình dáng dạng dây leo có những chiếc lá lớn nhỏ rủ xuống giống như chiếc thìa, thân dài khoảng 6- 10m, đường kính 3mm. Hoa dây thìa canh màu vàng, đài có lông mịn, thường mọc thành chùm nhỏ ở dưới nách lá. Quả hình bầu dục có hạt dẹp dài khoảng 6cm.
Tác dụng của dây thìa canh
Tác dụng chính của dây thìa canh là hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhờ các thành phần chính chứa hoạt chất GS4 có hoạt tính sinh học cao. Hoạt chất này gồm nhiều các acid gymnemic với cơ chế làm tăng tiết insulin của tuyến tụy, tăng hoạt lực của insulin, đồng thời ức chế hấp thu glucose ở ruột, ngăn đường xâm nhập vào máu. Từ đó hỗ trợ giảm cholesterol và lipid vào máu, giảm đường huyết nhanh chóng.
Bên cạnh đó, dây thìa canh còn có một số có tác dụng khác như:
- Phòng các bệnh về tim mạch hay đột quỵ: nhờ khả năng đào thải nhanh, chuyển hóa lipid của dịch chiết
- Giảm béo phì và thừa cân: nhờ tác dụng ức chế thèm đường, khiến người bệnh hết cảm giác thèm đồ ngọt.
- Tăng mức độ chống oxy hóa của cơ thể: dây thìa canh chứa thành phần có tanin và Flavonoid, làm tăng mức độ chống oxy hóa cho cơ thể.
Dây thìa canh có mấy loại? Loại nào tốt hơn?
Dây thìa canh có 2 loại bao gồm: Dây thìa canh lá to và dây thìa canh lá nhỏ với các đặc điểm thực vật khác nhau.
- Dây thìa canh lá nhỏ: có lá nhỏ, nhựa cây màu trắng hoặc ngả vàng, khi nếm vị ngọt không lưu lại lâu
- Dây thìa canh lá to: có lá to hơn, nhựa cây màu vàng, khi nếm vị ngọt lưu lại lâu trên đầu lưỡi, đậm đặc hơn.
Trước đó, theo nghiên cứu về giống dây thìa canh của PGS.TS. Trần Văn Ơn, ông khẳng định dây thìa canh lá to và dây thìa canh lá nhỏ đều chứa hàm lượng G4S (Gymnema Sylvestre) hỗ trợ tốt trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, ông đã phát hiện ra dây thìa canh lá to chứa hàm lượng G4S gấp đôi cùng tác dụng giảm đường huyết tốt hơn so với dây thìa canh lá nhỏ. Nếu dây thìa canh lá nhỏ có mức độ giảm đường huyết là 23% thì dây thìa canh lá to lên tới 26%.
Hơn thế, dây thìa canh lá to còn có tác dụng đặc biệt trong việc kháng khuẩn, hạ mỡ máu, giảm cân nhờ làm mất cảm giác ngọt ở lưỡi,…
Một phát hiện thú vị khác của PGS.TS. Trần Văn Ơn chính là trong khi dây thìa canh lá nhỏ vẫn còn một ít độc tính (không đáng kể) thì dây thìa canh lá to an toàn, hoàn toàn không chứa độc tính, và không bị ảnh hưởng bởi mối mọt khi dùng làm nguyên liệu.
Đây là một phát hiện hoàn toàn mới, nâng tầm giá trị dây thìa canh lá to. Qua đó, loại cây này đã được bảo lưu và triển khai nhân giống quy hoạch thành khu nuôi trồng chuyên nghiệp.
Sự khác nhau giữa dây thìa canh lá to và dây thìa canh lá nhỏ
Đặc điểm nhận dạng | Dây thìa canh lá nhỏ | Dây thìa canh lá to |
Tên khoa học | Gymnema sylvestre | Gymnema latifolium |
Bộ phận sử dụng | Cả cây và lá. | Lá, cành, dây quấn nhỏ |
Hình dạng và kích thước lá | Lá nhỏ, dài và dẹt. | Lá to gấp 5 lần, màu hơi ngả vàng do có lớp lông mỏng. |
Màu của mủ/nhựa cây | Nhựa màu trắng ngà, hơi vàng. | Nhựa màu vàng đậm. |
Công dụng hạ đường huyết | 23,41 ± 4,09% | 36,31 ± 3,5% (gấp 1,5 lần) |
Tác dụng phụ và độc tính | – Không có tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
– Có thể gặp độc tính cấp/bán trường diễn khi sử dụng quá 1kg/người/ngày. (Thường mỗi ngày dùng 15-25g) |
– Không có tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
– Không gây độc tính. |
Từ tài liệu thực tế trong công trình nghiên cứu dược liệu dây thìa canh của PGS.TS. Trần Văn Ơn, có thể khẳng định rằng dây thìa canh lá to tốt hơn so với dây thìa canh lá nhỏ. Vì thế, khi phát hiện những tính năng ưu việt ở giống cây này, ông đã phát triển thành vùng nguyên liệu các loại dây thìa canh lớn và nhỏ tại Nam Định và Thái Nguyên hiện nay.