Bà bầu có uống được dây thìa canh không? Tại sao?

Dây thìa canh đã quá quen thuộc với người bệnh tiểu đường bởi đây là loại dược liệu quý và có khả năng giảm đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là dây thìa canh dùng được cho mọi đối tượng. Phụ nữ trong thời gian mang thai thường mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Bà bầu có uống được dây thìa canh không”?

Dây thìa canh trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Không thể phủ nhận công dụng tuyệt vời của dây thìa canh trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. PGS.TS. Trần Văn Ơn – Người thực hiện nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra hoạt chất đặc biệt trong dây thìa canh – hoạt chất gymnemic acid có cơ chế tác động lên 4 quá trình bao gồm: 

  • Kích thích sản sinh tế bào beta của tuyến tụy, làm tăng tiết và tăng hoạt lực insulin, tái thiết lập cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể.  
  • Làm giảm quá trình hấp thu đường ở ruột, giảm chỉ số đường huyết HbA1c. Qua đó, giúp chỉ số đường huyết ổn định ở mức an toàn.  
  • Tác động làm chuyển hóa lipid, bài tiết lượng cholesterol xấu, LDL-c và triglycerid ra khỏi cơ thể nhanh chóng. 
  • Tác động lên tế bào vị giác lưỡi làm mất đi vị giác tạm thời, người dùng không thể cảm nhận được vị ngọt. 

Bà bầu có uống được dây thìa canh không? Tại sao?

Tiểu đường thai kỳ ở bà bầu

Bà bầu có nhiều sự thay đổi về cơ thể cũng như tâm sinh lý giai đoạn mang thai. Do vậy mà bệnh tiểu đường thường xuất hiện ở thời điểm giữa thai kỳ của người mẹ (còn gọi là tiểu đường thai kỳ). Đặc điểm bệnh này là lượng đường huyết tăng cao dù cho trước đó mẹ bầu không hề có dấu hiệu hay bị bệnh tiểu đường.

Tiểu đường thai kỳ chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và có thể tự hết khi người mẹ sinh con. Nhưng nếu không điều trị kịp thời dễ xảy ra các nguy cơ biến chứng gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Ngoài ra, nếu mẹ không chữa khỏi ở giai đoạn mang bầu thì rất có thể di truyền cho cả bé sau khi chào đời. 

Thông thường, mẹ bầu mắc bệnh có thể kiểm soát đường huyết nhờ chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh ở mức nặng hơn đôi khi phải chữa theo phác đồ của bác sĩ như dùng hóc môn tuyến tụy để điều trị. 

Tiểu đường thai kỳ ở bà bầu
6e47810c-637e-41e1-8858-bb0cb20b1fa5

Bà bầu có uống được dây thìa canh không? Tại sao?

Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ luôn nằm trong nhóm đối tượng cần cẩn trọng khi dùng bất kỳ loại thuốc hay thảo dược nào, bởi họ là những người yếu đuối nhất về mặt cơ địa cũng như sức khỏe. Nếu sử dụng thuốc hay các chế phẩm bừa bãi có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng. 

Dây thìa canh mặc dù là thảo mộc lành tính với hầu hết mọi người nhưng bà bầu được khuyến cáo không nên dùng dây thìa canh vì hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh dây thìa canh an toàn cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. 

Do vậy, để trả lời cho câu hỏi: “Bà bầu có uống được dây thìa canh không?” thì nhiều chuyên gia có lời khuyên là không nên dùng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. 

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có các triệu chứng đường huyết tăng cao, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị an toàn tối ưu nhất. 

Bà bầu có uống được dây thìa canh không? Tại sao?

Lưu ý khi sử dụng dây thìa canh 

Tuy vẫn có nhiều đánh giá tích cực về dây thìa canh trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhưng cũng không thể bỏ qua các lưu ý sau: 

  • Dây thìa canh được khuyến cáo không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Khi đang dùng thuốc uống điều trị các bệnh khác nếu muốn dùng thêm chế phẩm dây thìa canh cần tham khảo ý kiến bác sĩ. 
  • Gặp trường hợp dị ứng cần ngưng sử dụng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Mua dây thìa canh ở cơ sở uy tín, tránh dùng sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như không đảm bảo chất lượng và hoạt chất trong sản phẩm. 

Nội dung bài viết đã phần nào giải đáp băn khoăn vấn đề: “Bà bầu có uống được dây thìa canh không?” Bởi vậy, khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ muốn dùng dây thìa canh để hạ đường huyết thì phải có kiến thức và hỏi bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm, bởi chỉ một vài chủ quan cá nhân của mẹ có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của trẻ sau này.

Rate this post