Dây thìa canh có sử dụng được cho phụ nữ mang thai không?

Kiểm tra tiểu đường thai kỳ

Dây thìa canh là một loại thảo dược quý của nước ta, được trồng nhiều ở Miền Bắc. Theo nhiều nghiên cứu, dây thìa canh có tác dụng trong việc hạ đường huyết, giảm mỡ máu và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Nhờ đó, dây thìa canh đang được coi là “thần dược” trong nghiên cứu và điều trị các bệnh tiểu đường-căn bệnh phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên có phải ai cũng sử dụng được loại “thần dược” này hay không, đặc biệt là dây thìa canh có sử dụng được cho phụ nữ mang thai không? Trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin khi sử dụng dây thìa canh cho phụ nữ mang thai, các bạn có thể tìm hiểu thêm về đối tượng sử dụng dây thìa canh.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Đây là một loại bệnh có thể mắc phải trong thai kỳ của sản phụ. Bệnh xảy ra do sự rối loạn đường trong máu của phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, kể cả sản phụ không bị mắc bệnh tiểu đường trước đó thì cũng có thể bị căn bệnh này. Bệnh phát triển mạnh trong thai kỳ và sẽ tự biến mất sau khi sinh. Theo thống kê cho thấy có khoảng 2-10% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, tuy nhiên các thai phụ cũng không thể chủ quan bởi nếu không kiểm soát chỉ số tiểu đường thai kỳ kịp thời có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bình thường.

Kiểm tra tiểu đường thai kỳ
Kiểm tra tiểu đường thai kỳ

Kiểm soát chỉ số tiểu đường thai kỳ là việc quan trọng để phát hiện sớm bệnh. Đó là dựa vào chỉ số glucose máu của thai phụ. Vậy chỉ số như thế nào là bình thường đối với phụ nữ mang thai.

  • Lúc đói : ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)
  • Sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)
  • Sau 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)

Nếu có một kết quả bằng hay hơn giới hạn, thì thai phụ đang bị rối loạn dung nạp đường, còn nếu có 2 kết quả bằng hay vượt giới hạn thì thai phụ đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Phát hiện phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ.

Đối với các thai phụ có nguy cơ mắc bệnh cao thì cần phải chú ý theo dõi, xét nghiệm chỉ số glucose trong máu. Nhóm thai phụ có nguy cơ cao mắc bệnh như người béo phì, thừa cân trước và trong khi mang thai, người có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước, người mang thai ngoài 30 tuồi, gia đình có người mắc đái tháo đường tuýp 2,…

Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ rệt, đặc biệt. Nhưng nếu thai phụ có những biểu hiện lạ như: Cảm thấy khát nước và hay thức giữa đêm để uống nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày và tiểu nhiều hơn, dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín, có dấu hiệu sụt cân, mệt mỏi, thiếu sức sống,… thì nên nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và kiểm tra sớm.

Hậu quả khi không kiểm soát chỉ số tiểu đường thai kỳ kịp thời.

Đối với thai nhi có thể khi sinh ra sẽ bị các bệnh thừa cân, béo phì, dễ bị các loại bệnh đường huyết, bị tụt canxi sau khi chào đời và có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh,…

Đối với thai phụ, bệnh có thể làm mẹ có nguy cơ chấn thương vùng lưng, cột sống do thai nhi quá to, tỉ lệ bị tiền sản giật cao gấp 4 lần thai phụ bình thường, nguy cơ sinh non, sinh mổ cao, còn có thể bị sảy thai, chết lưu thai, băng huyết sau sinh,…

Dùng dây thìa canh cho phụ nữ mang thai có an toàn không?

Không nên dùng dây thìa canh cho phụ nữ mang thai
Không nên dùng dây thìa canh cho phụ nữ mang thai

Thực tế dây thìa canh đang được sử dụng rất nhiều trong nghiên cứu và chữa các bệnh về tiểu đường. Loại thảo dược này đem đến những hiệu quả đáng kinh ngạc trong chữa trị hạ đường huyết và cũng cho thấy rất ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cho thấy dây thìa canh an toàn đối với phụ nữ mang thai. Vì vậy, không nên sử dụng dây thìa canh cho phụ nữ mang thai. Một số đối tượng cũng không nên sử dụng dây thìa canh như trẻ nhỏ dưới 14 tuổi, người bị tiêu chảy, phụ nữ mang thai và sau sinh.

Cách chữa tiểu đường thai kỳ cho phụ nữ mang thai.

Bệnh tiểu đường thai kỳ chủ yếu là do rối loạn các yếu tố sinh lý nên cách phổ biến, hiệu quả  và an toàn nhất để cân bằng các chỉ số cơ thể là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Một số lưu ý cho các thai phụ như:

  • Có thể thay cơm bằng gạo lứt, ngũ cốc.
  • Ăn các loại hoa quả ít đường, ăn ít đồ ngọt như bánh kẹo, không uống các đồ uống có gas.
  • Ăn nhiều rau xanh.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
Không ăn đồ ngọt khi bị tiểu đường thai kỳ
Không ăn đồ ngọt khi bị tiểu đường thai kỳ

Vận động phù hợp cũng giúp điều trị tiểu đường thai kỳ hiệu quả. Một chế độ luyện tập phù hợp cũng sẽ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, bé phát triển tốt.

Một số trường hợp nặng không thể kiểm soát có thể sẽ phải dùng đến thuốc. Cách này mẹ phải luôn tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hay các bài thuốc dân gian.

Bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh tiểu đường thai kỳ và thận trọng khi sử dụng dây thìa canh cho phụ nữ mang thai.

Rate this post