Các bài tập giúp ổn định đường huyết

Với chế độ dinh dưỡng phù hợp thì việc tập luyện thể thao cũng là một phần không thể thiếu trong tiến trình điều trị bệnh đái tháo đường.

Vì lười vận động là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ người mắc đái tháo đường ngày một gia tăng.

Tập thể dục có tác dụng gì?

Tập thể dục giúp tăng cường hoạt động của insulin và giữ đường máu trong tầm kiểm soát.

Tập thể dục cũng giúp bạn giảm cân và cải thiện sự cân bằng, điều này rất quan trọng bởi vì nhiều người mắc bệnh tiểu đường týp 2 có nguy cơ béo phì và ngã.

Các nhà khoa học khuyến cáo mọi người trên 40 tuổi mắc bệnh tiểu đường nên tập bài tập cân bằng như là một thói quen, ít nhất hai đến ba ngày một tuần.

Nó có thể đơn giản như thực hành cân bằng trên một chân một lúc, hoặc phức tạp hơn – giống như bài tập tai chi. Các bài tập đối kháng phần chính và phần dưới cơ thể cũng tăng gấp đôi khi tập luyện cân bằng.

Sáu bài tập luyện tuyệt vời mà bạn có thể dễ dàng thực hiện hàng ngày thành thói quen.

1. Đi dạo

Đi bộ là phương pháp luyện tập đơn giản nhất cho tất cả mọi người. Tất cả những gì bạn cần là một đôi giày và một nơi nào đó để đi.

Đi bộ có thể là một trong những hoạt động được quy định bắt buộc đối với những người bị bệnh đái đường týp 2. Đi bộ nhanh bằng tốc độ làm tăng nhịp tim là một bài tập aerobic.

Các nghiên cứu cho thấy những ảnh hưởng có lợi khi người bị tiểu đường tham gia vào các hoạt động hiếu khí ít nhất ba ngày một tuần với tổng cộng 150 phút. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo mọi người không nên bỏ tập thể dục aerobic quá hai ngày liên tiếp.

Tập thể dục tăng cường sức khỏe

 

2. Tai Chi

Tai chi, còn gọi là thái cực quyền hay dưỡng sinh, là một loạt các động tác được thực hiện một cách chậm rãi và thoải mái trong vòng hơn 30 phút.

Đây là một phường pháp đã có từ nhiều thế kỷ trước và là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Tai chi giúp giảm căng thẳng và tăng cường thể lực.

Ngoài ra, Tai chi cũng cải thiện sự cân bằng và có thể làm giảm tổn thương thần kinh -biến chứng của bệnh tiểu đường.

Tập luyện sự cân bằng hàng ngày góp phần quan trọng trong việc giữ chân bạn khỏe mạnh khi bạn già đi.

Nếu bạn không tập luyện tai chi, hãy kết hợp một số bài tập cân bằng khác vào thói quen hàng tuần để giảm nguy cơ té ngã.

3. Tập thể hình

Lợi ích của việc tập luyệnthể hình nhằm duy trì cân nặng là vô cùng to lớn, không chỉ dành cho những người mắc bệnh tiểu đường mà còn cho tất cả mọi người.

Tập luyện thể hình giúp tăng khối lượng cơ, do đó rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Nếu bạn mất khối lượng cơ, bạn sẽ khó kiểm soát được lượng đường trong máu hơn.

Kế hoạch tập luyện thể lực hoặc tập thể hình nên là một phần trong kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường của bạn – ít nhất hai lần một tuần, ba lần một tuần là lý tưởng nhất, và nên có ngày nghỉ xen kẽ giữa các bài tập thể hình (tập bài thể dục khác vào những ngày đó).

Mỗi buổi học nên bao gồm từ 5 đến 10 loại nâng khác nhau liên quan đến các nhóm cơ chính. Để có được thể lực tối ưu, tùy theo sức của bạn mà thực hiện 3 đến 4 bộ mỗi bài tập, mỗi bộ gồm 10 đến 15 lần lặp lại.

4. Yoga

Một số nghiên cứu cho thấy nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, yoga có thể mang lại lợi ích cho bạn theo nhiều cách.

Nó có thể giúp giảm mỡ cơ thể, chống lại sự đề kháng insulin và cải thiện chức năng thần kinh – tất cả đều quan trọng khi bạn bị đái tháo đường týp 2.

Giống như tai chi, yoga cũng là một phương thức giúp giảm stress rất lớn cho bệnh tiểu đường. Khi bạn giảm căng thẳng, mức đường trong máu của bạn cũng sẽ giảm theo.

5. Bơi lội

Bơi là một phương thức tập luyện lý tưởng cho những người bị bệnh tiểu đường typ 2 bởi vì nó không gây áp lực lên khớp của bạn.

Bơi cũng góp phần bảo vệ bàn chân của bạn hơn các hình thức tập thể dục khác, chẳng hạn như đi bộ hoặc chạy bộ.

Bệnh đái tháo đường thường làm giảm lưu lượng máu đến các mạch máu nhỏ ở đầu ngón chân của bạn, hậu quả là bạn có thể mất cảm giác ở bàn chân.

Người bị bệnh tiểu đường phải tránh chấn thương bàn chân, thậm chí là vết cắt nhỏ hoặc vết loét, bởi vì chúng có thể chậm hồi phục và dễ bị nhiễm trùng.

Giày đặc biệt được sử dụng trong bể bơi có thể giúp bảo vệ chân tránh bị xước và giảm nguy cơ trơn trượt.

6. Đạp xe

Đi xe đạp cũng là một hình thức tập thể dục hiệu quả, giúp trái tim bạn mạnh mẽ hơn và phổi của bạn hoạt động tốt hơn.

Một chiếc xe đạp được gắn cố định là lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường bởi vì bạn có thể tập trong nhà, không phụ thuộc vào thời tiết và không phải lo lắng về việc ngã hoặc quãng đường về nhà quá xa.

Đi xe đạp giúp cải thiện lưu lượng máu đến chân – lợi ích tuyệt vời cho người bị tiểu đường – và giúp bạn tiêu tốn rất nhiều calo để giữ cân nặng của bạn ở mức khỏe mạnh.

Rate this post