Tác dụng của cây Dây thìa canh lá to

Tác dụng của cây Dây thìa canh

Như chúng ta đã biết cây Dây thìa canh nói chung điều có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, ổn định đường huyết:

– Tác dụng này đã được khẳng định bởi hơn 70 công trình nghiên cứu rất kỹ lưỡng trên thế giới về cây dây thìa canh suốt từ năm 1930 và các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ trường Đại Học Dược Hà Nội từ năm 2006.

– Tác dụng này còn được khẳng định thêm khi đã được nhiều quốc gia thử nghiệm thành công trên người bệnh và động vật thí nghiệm.

nghiên cứu tác dụng của cây dây thìa canh
Nghiên cứu tác dụng của cây Dây thìa canh

Tác dụng của cây Dây thìa canh lá to như thế nào?

Ngoài những tác dụng chung như cây Dây thìa canh thông thường. Cây Dây thìa canh lá to còn các tác dụng 4 trong 1 vượt trội hơn cây Dây thìa canh thường:

tác dụng của cây Dây thìa canh
Tác dụng của cây Dây Thìa Canh lá to

1. Tăng Tiết Insulin tuyến tụy:

Dây thìa canh lá to được ghi nhận là tác dụng gián tiếp lên sự tiết insulin của tuỵ tạng, hạn chế thoái giáng Glicogen ở gan, làm giảm glucoza-niệu, làm mất vị ngọt của đường và các vị đắng của thuốc đắng trong một vài giờ, nhờ vậy giúp giảm đường huyết và điều trị bệnh đái tháo đường (Anti-diabetes)

2. Giảm hấp thu Glucoso ở ruột:

Trong cây Dây thìa canh lá to có chất Acid gymnemic có tác dụng kích thích sản sinh tế bào Beta của tuyến tụy, nhờ đó tăng sản sinh Insulin, tăng hoạt lực của Insulin, giúp cơ thể tái thiết lập được khả năng cân bằng đường huyết tự nhiên.

Acid Gymnemic còn ức chế hấp thu đường ở ruột do có cấu trúc phân tử gần giống với đường Glucose, khi vào đến ruột sẽ cạnh tranh với đường Glucose, lấp đầy thụ thể ruột và ngăn không cho hấp thu đường từ ruột vào máu.

3. Tăng Men sử dụng đường ở mô, cơ

Acid Gymnemic còn ức chế gan tân tạo Glucose vào máu, đồng thời kích thích các enzyme chịu trách nhiệm tiêu thụ, sử dụng đường tại các mô cơ. Nhờ đó hoạt chất này đem lại hiệu quả giảm đường huyết.

Ngoài ra trong Dây thìa canh còn chứa peptide Gumarin. Khi ăn và nhai lá Dây thìa canh tươi thì Peptide này lấp đầy thụ thể lưỡi làm lưỡi không hấp thu được đường Glucose. Gumarin tác động vào vùng dưới đồi làm mất cảm giác đối với vị ngọt và vị đắng, vì vậy gây mất cảm giác ngọt. Tuy nhiên tác dụng này mất đi khi Dây thìa canh được nấu chín hoặc phơi khô.

4. Tăng đào thải Cholesterol và lipid, giảm mỡ máu:

Dây thìa canh lá to còn được ghi nhận là làm giảm nồng độ LDL-cholesterol, triglicerid trong máu, tăng HDL-cholesterol nên giảm lipid máu toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu. Trên lâm sàng, cây này còn cho thấy hiệu quả giảm huyết áp ở bệnh nhân có cao huyết áp. Điều đáng chú ý là các nghiên cứu lâm sàng ở người bình thường, đường huyết không cao, cây này không cho hiệu quả giảm đường huyết hay huyết áp.

Rate this post

Comments are closed.