Tại Việt Nam, dây thìa canh đã và đang được dùng phổ biến trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhờ thành phần dược tính an toàn hiệu quả. Tuy nhiên, việc lạm dụng mà không tìm hiểu kỹ loại thảo dược này phần nào làm giảm công dụng đặc biệt của nó. 5 lưu ý “vàng” dưới đây giúp người bệnh hiểu rõ và nắm được cách dùng dây thìa canh tối ưu nhất.
1. Hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ khi dùng dây thìa canh
Hiện nay, có rất nhiều cá nhân, tổ chức tiến hành trồng, nhân giống và phân phối dây thìa canh. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là nếu dây thìa canh trồng tự phát, không tuân thủ theo quy trình kỹ thuật tiêu chuẩn thì chất lượng đầu ra sẽ không đạt yêu cầu về hàm lượng dược tính.
Bên cạnh đó, nhiều khu vực dùng thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực vật hay phân bón,.. để bón cho cây, dẫn đến hệ quả không chỉ làm mất tính dược mà chế phẩm làm ra còn ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người dùng.
Hơn thế, không phải vùng nào cũng gieo trồng được giống dây thìa canh vì chất lượng cây phụ thuộc nhiều vào thổ nhưỡng, quá trình trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản.
Đặc biệt, dây thìa canh là thân leo có hình dáng phổ thông, dễ bị nhầm lẫn với nhiều loại cây khác (có đến 3000 giống cây có hình dáng giống với dây thìa canh).
Qua đó, khi dùng dây thìa canh thì người bệnh nên tìm địa chỉ uy tín, thông tin rõ ràng về xuất xứ nguồn gốc cây nhằm đảm bảo chọn mua đúng sản phẩm cũng như đạt mục đích điều trị bệnh tốt nhất.
2. Nên dùng phần lá và cành bánh tẻ của dây thìa canh
Hiện nay có vô vàn các chế phẩm từ dây thìa canh được bán rộng rãi, trong đó phải kể đến loại dây thìa canh khô. Đây là nhóm chế phẩm được nhiều người quan tâm bởi tính tiện dụng, dễ dùng, dễ bảo quản. Tuy nhiên, ngoài thị trường hiện nay, dây khô đa phần là thân cây – bộ phận chứa ít tính dược nhất.
Theo nhiều nghiên cứu, bộ phận chứa nhiều dược tính nhất của dây thìa canh lại là phần lá và cành bánh tẻ. Do đó, khi chọn mua dây thìa canh khô, cần thiết phải tìm hiểu cơ sở bán dược liệu uy tín đồng thời đảm bảo sản phẩm có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn cả.
3. Thời điểm dùng dây thìa canh hiệu quả
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, thời điểm dùng dây thìa canh thích hợp nhất là sau bữa ăn khoảng 20 phút, bởi lúc này cơ thể vừa nạp một lượng thức ăn cũng như lượng tinh bột lớn (chứa nhiều đường), dẫn đến tình trạng đường trong máu tăng lên đột ngột. Việc sử dụng dây thìa canh giúp làm chậm quá trình hấp thu đường ở ruột, do đó mà đường huyết trong máu ổn định hơn.
Bên cạnh đó, còn có một số khuyến cáo về việc không dùng nước đun từ dây thìa canh để qua đêm và không dùng quá liều lượng cho phép khoảng 50g/ngày.
4. Phụ nữ mang thai có dùng dây thìa canh được không?
Phụ nữ mang thai luôn được cho lời khuyên nên dùng các sản phẩm lành tính từ thảo dược. Tuy nhiên, đôi với dây thìa canh, nhóm đối tượng này lại không được khuyến khích sử dụng. Lí do là mặc dù chưa có phát hiện tác dụng phụ của dây thìa canh đối với thai nhi và phụ nữ có thai, nhưng các công trình nghiên cứu về tính an toàn của dây thìa canh dành cho phụ nữ mang thai vẫn còn rất hạn chế. Cần thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bà bầu muốn sử dụng loại dược liệu này nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
5. Người bình thường uống dây thìa canh có được không?
Ngoài khả năng ổn định đường huyết, dây thìa canh còn có tác dụng phòng tránh một số bệnh khác như: mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, cao huyết áp… hoặc có thể giúp người béo phì giảm cân hiệu quả. Do vậy, người bình thường hoàn toàn có thể uống dây thìa canh. Điều quan trọng là điều chỉnh liều lượng phù hợp cũng như tham khảo ý kiến từ các bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi dùng. Mặc dù cây lành tính nhưng nếu phát hiện bất kỳ các dấu hiệu như ngứa, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa… chúng ta cần ngưng sử dụng ngay.
5 lưu ý “vàng” trên sẽ giúp người sử dụng dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường có thêm kiến thức để chọn đúng sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh một cách tối ưu nhất.